Những làng nghề Kinh Bắc

Nghề thủ công cổ truyền thuộc vùng đất Bắc Ninh đều hình thành rất sớm. Như làng gốm Thổ Hà, Phù Lãng có cùng thời làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc).
Ba ông tổ nghề gốm ở nước ta, là Hứa Vĩnh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phong Tú, thời Trần, từng được cử đi sứ bên Trung Quốc, ba ông đã học được nghề làm gốm, khi mãn hạn về nước, ba ông đã về Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng dạy nghề cho dân làng và được phong làm tổ nghề. Làng Đông Hồ có nghề in tranh điệp cùng thời phát triển công nghệ in sách kinh phật. Nghề sơn mài Đình Bảng có từ thời Lý. Nghề chăn tằm dệt lụa ở Vọng Nguyệt có từ thời công chúa Thiều Hoa. Nghề rèn Đa Hội có từ thời Thánh Gióng.
Còn rất nhiều nghề thủ công khác phát triển rất sớm ở vùng Bắc Ninh, như nghề nấu rượu ở thôn Cẩm (Đồng Nguyên), nghề nấu kẹo mạch nha ở Quan Đình (Văn Môn), nghề làm cối đá ở Bất Lự (Hoàn Sơn), dệt vải ở Tương Giang, nghề làm ghế song mây ở Trang Liệt, nghề làm guốc gỗ ở Phù Lưu, nghề thợ xây ở Nội Duệ…
Việc phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống, đã thu hút nhiều lao động ngày nông nhàn, tạo ra nguồn kinh tế thịnh vượng cho thôn xóm. Xét về mặt xã hội, nghề thủ công ngoài việc tạo ra nguồn kinh tế cho thôn xóm, nó còn tạo ra nhiều giá trị văn hóa làng xã, biểu hiện trong tập tục, lề lối ăn ở cho người dân tại mỗi địa phương. Làng xóm nào có nghề thủ công sớm phát triển, thì nơi đó lại là những vùng quê văn hiến. Nhiều tổ nghề đồng thời là thành hoàng của làng. Từ xa xưa, sản phẩm thủ công, không chỉ đạt ý nghĩa tự cung tự cấp cho người dân địa phương, nó còn là hàng hóa để đem trao đổi nông lâm sản vùng này vùng kia, thu về tiền bạc đáng kể khi được xuất đi ngoại tỉnh và nước ngoài.
Việc phân bổ các làng nghề tuy tự nhiên, nhưng lại rất khoa học và thường dựa trên yếu tố địa lý của mỗi vùng. Ví dụ, nghề gốm thì hình thành và phát triển ở những làng ven sông. Các doi đất sét dọc triền sông là nguồn nguyên liệu. Đã vậy, việc nhờ sông nước chuyên chở sản phẩm gốm đi các miền tiêu thụ thuận tiện. Nghề rèn Đa Hội cũng tiện việc chuyên chở sản phẩm bằng đường bộ, đường thủy. Nghề đục đá ở Bất Lự nằm ngay bên quả núi có rất nhiều đá để khai thác… Từ xa xưa, với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ thủ công, đã tạo ra rất nhiều sản phẩm thủ công đa dạng chủng loại, phong phú mẫu mã, đạt tính ứng dụng cao. Còn ngày nay phong trào sản xuất trăm hoa đua nở, các sản phẩm được giao lưu, quảng bá qua các chợ quê, hội làng, đã tạo cơ hội cho việc tiếp thị sản phẩm theo mô hình dân dã, mà nhiều hiệu quả.
Khi bước sang cơ chế thị trường, ngành sản xuất thủ công không tránh khỏi lúng túng. Không ít làng nghề truyền thống không theo kịp sự chuyển đổi khốc liệt này. Điển hình, làng tranh điệp Đông Hồ, làng in tranh dân gian rất đặc trưng của vùng Kinh Bắc, một thời tấp nập in tranh phục vụ ngày tết cho các làng xóm tứ phương, một độ rầm rộ in tranh xuất đi Nhật Bản, thì nghề in tranh điệp nay dần teo tóp, sản phẩm tranh in ra không bán được, cả làng đành quay ra làm vàng mã. Làng Đông Xuất nức tiếng làm cày bừa, từng đi vào thơ của nhà thơ Tố Hữu “Cầy bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh”, những chiếc cầy chiếc bừa Đông Xuất từng gắn bó bao đời với người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, ấy vậy, nghề làm cầy bừa ở đây tàn lụi nhanh chóng. Bởi lẽ, những cánh đồng năm mười tấn mênh mang cần những cỗ máy cầy máy bừa chạy phăng phăng cho kịp tiến độ thời vụ. Nghề làm mành trúc ở Tân Hồng bao năm giành Huy chương Vàng qua các hội chợ, vậy nay nghề làm mành trúc với sản phẩm mành có tiếng reo tơ trúc róc rách cũng không còn nữa. Thị trường Đông Âu không ăn hàng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, những người thợ tự nhiên phải giải nghệ, chuyển nghề mới.
Tuy nhiên, trước khó khăn chuyển đổi đó, nhiều làng nghề, ngành nghề lại có cơ hội phát triển mạnh chưa từng có. Đó là nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc… Từ những nhóm thợ sản xuất manh mún, nay đã tạo ra một vùng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ rộng lớn thu hút hàng vạn lao động, rải rộng hầu khắp một phần đất Từ Sơn. Từ phương thức sản xuất thủ công gia đình nhỏ bé, nay có hàng trăm doanh nghiệp, công ty sản xuất đồ gỗ, đầu tư nhiều máy móc hiện đại, giải phóng sức lao động, tạo ra sản phẩm gỗ mỹ nghệ với chất lượng tinh xảo. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ không chỉ phục vụ nhân dân trong Nam ngoài Bắc, mà còn xuất đi nhiều nước trên toàn thế giới.
Tại Đa Hội, nghề rèn thủ công cọc cạch thuở nào, chuyên sản xuất các công cụ cầm tay nhỏ bé, nay đã mọc lên nhiều xưởng luyện thép hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm thép chất lượng cao, phục vụ những công trình xây dựng lớn. Nghề làm giấy dó ở Phong Khê bao đời chuyên làm giấy dó, giấy bản với công nghệ thủ công gia đình, nay đã có hàng chục nhà máy sản xuất giấy với công suất lớn, chất lượng cao. Người thợ thủ công ngày nay, ngoài việc học nghề theo phương thức cha truyền con nối, nay đã được đào tạo bài bản qua nhiều trường lớp. Những người đứng đầu doanh nghiệp đã được tham dự nhiều khóa bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản lý của các tổ chức quốc tế. Nhiều cán bộ quản lý sản xuất thủ công đã có bằng đại học, cao học về khoa chế tạo, tạo dáng công nghiệp, quản lý tài chính ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty tỷ phú mọc lên từ những làng nghề thô sơ một thuở.
Những làng nghề biết phát huy tinh hoa nghề truyền thống, biết năng động chuyển hóa ngành hàng phù hợp thị trường, biết đầu tư chiều sâu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thì ngày một phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
Việc sắp xếp, thu hoạch ngành nghề, việc cải tiến dây chuyền công nghệ mới thay thế một phần lề lối làm ăn cũ, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, việc nâng cao trình độ tay nghề sản xuất, nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho các làng nghề, vùng nghề, không chỉ là nhiệm vụ trước mắt và còn có ý nghĩa lâu dài. Có làm được như vậy, mới duy trì và phát triển ngành sản xuất thủ công Bắc Ninh ngày càng phát triển vững mạnh, xứng tầm là một vùng nghề truyền thống tiêu biểu của nước nhà.
Sưu tầm
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment

1 nhận xét:

  1. tình yêu là gì.? công ty thiết kế web chuyên nghiệp ai thấu hiểu đây.? mua phần mềm quản lý nhà hàng trái tim này chỉ hướng về em nơi thiết kế web giá rẻ tấm lòng này biết e có hiểu? đang cần làm web sống cô đơn cảm thấy buồn tuổi cần nâng cấp web nơi e đến là lúc anh bắt đầu phần mềm quản lý quán cafe giá rẻ trái tim anh lại 1 lần nữa thổn thức vì e địa chỉ thiết kế web uy tín nếu như e biết liệu e có chấp nhận? nơi thiết kế website tphcm không dám tỏ bầy, chỉ vì yêu em.

    Trả lờiXóa